Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến tháng 6/2024, cả nước có trên 7.200 hệ thống thông tin trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, với hơn 1.500 hệ thống của các bộ, ngành và gần 5.700 hệ thống của các địa phương.
Kết quả cập nhật danh sách các hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước trên toàn quốc cũng cho thấy, trong hơn 7.200 hệ thống, có 3.309 hệ thống cấp độ 1, chiếm gần 46%; 2.914 hệ thống cấp độ 2, chiếm hơn 40%; 955 hệ thống cấp độ 3, chiếm trên 13%; 23 hệ thống cấp độ 4, chiếm 0,3% và 5 hệ thống cấp độ 5, chiếm 0,1%.
Cục An toàn thông tin cũng cho biết, đến giữa năm nay, có hơn 5.500 hệ thống thông tin đã được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đảm bảo an toàn, tương đương 76,5%, tăng 11,5% so với năm 2023. Trong đó, số lượng hệ thống thông tin đã được triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ được duyệt là 4.068 hệ thống, tương đương 56,5% , tăng khoảng 26,5% so với năm ngoái.
Như vậy, trên toàn quốc hiện vẫn còn gần 1.700 hệ thống thông tin chưa được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ đảm bảo an toàn, tương ứng 23,4%; số hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước còn chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn theo hồ sơ đề xuất cấp độ được duyệt là 3.138, tương đương 43,5%.
Bộ TT&TT cho rằng, với tình hình triển khai như trên, thời gian sắp tới, các cơ quan, tổ chức sẽ phải rất nỗ lực, sát sao thực hiện thì mới có thể hoàn thành thời hạn Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo với các nhiệm vụ phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin, triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn cho các hệ thống theo hồ sơ được phê duyệt. Sở dĩ như vậy là vì các cơ quan, tổ chức sẽ phải thực hiện mua sắm, thuê dịch vụ bổ sung.
Nhiều giải pháp hỗ trợ các đơn vị bảo vệ an toàn hệ thống thông tin
Để hỗ trợ tốt hơn các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong việc triển khai đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, bên cạnh nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đã cung cấp từ năm 2023, trong năm nay, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã xây dựng "Sổ tay hướng dẫn bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ".
Cùng với đó, vào đầu tháng 7, Cục An toàn thông tin đã có tài liệu "Hướng dẫn bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp bộ, tỉnh".
Cụ thể, đưa ra hướng dẫn tổng thể về công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin, tài liệu tập trung hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai 5 nội dung chính: Xác định các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý cấp bộ, tỉnh; triển khai các biện pháp bảo vệ theo phương án được phê duyệt trong hồ sơ đề xuất cấp độ; tổ chức bảo đảm an toàn thông tin mạng theo mô hình 4 lớp; sử dụng các nền tảng quốc gia hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin mạng; một số giải pháp tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.
Bên cạnh đó, năm 2024, Cục An toàn thông tin dự kiến tiếp tục tập huấn cho đội ngũ nhân sự phụ trách đảm bảo an toàn thông tin của các đơn vị vận hành hệ thống thông tin, sau khi đã triển khai đào tạo cho hơn 1.200 cán bộ trên cả nước trong năm ngoái.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong một sự kiện tại Washington hồi tháng 6. Ảnh: CNP
Bà Harris gây chú ý lớn sau khi ông Joe Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng và ủng hộ bà lên thay thế ông làm ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ, đối đầu với ông Donald Trump của Đảng Cộng hòa. Nhiều người dùng TikTok đã sáng tạo các video hài hước để ăn mừng sự kiện này.
CNBC nhận định động thái nhanh chóng mở tài khoản TikTok của bà Harris trái ngược với Tổng thống Biden. Ông từng xuất hiện cùng bà Harris trên tài khoản vận động @BidenHQ (nay là @KamalaHQ).
Các nhà lập pháp Mỹ đang bày tỏ lo ngại về TikTok vì xuất xứ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phổ biến của nền tảng đối với giới trẻ nói riêng và công chúng nói chung tại đây biến nó trở thành công cụ vận động đặc biệt quan trọng, được các chính trị gia hưởng ứng.
Trong khi đó, ông Trump “chào sân” TikTok vào tháng 6. Sau một tháng, tài khoản của ông có hơn 9,2 triệu người theo dõi. Video mới nhất của ông mang tiêu đề "Kamala, You're fired" (tạm dịch: Kamala, bà đã bị sa thải), trực tiếp nhằm vào đối thủ của mình.
Đầu năm nay, ông chia sẻ với CNBC rằng, dù bản thân lo ngại về an ninh quốc gia và quyền riêng tư của ứng dụng, ông tin “cấm TikTok sẽ chỉ làm cho Facebook lớn mạnh hơn, còn tôi xem Facebook là kẻ thù của con người”.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Bà Harris mở tài khoản TikTok, bất chấp Mỹ muốn cấm ứng dụng video Trung Quốc.Báo cáo tại cuộc làm việc với Tổ công tác, Bộ GD-ĐT cho biết, về công tác cải cách thủ tục hành chính, ngay từ đầu năm, Bộ đã ban hành kế hoạch kiểm soát.
Hiện, Bộ GD-ĐT đã đơn giản hóa đối với thủ tục xét, cấp học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên, tiết kiệm được hơn 745 triệu đồng (tương đương 15,7%) chi phí tuân thủ thủ tục hành chính so với trước khi đơn giản hóa.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ GD-ĐT còn đơn giản hóa và cắt giảm 3 thủ tục hành chính tại 2 nghị định và 4 thông tư. Như vậy, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT cắt giảm tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính được gần 26 tỷ đồng (tương đương khoảng 28,89%).
Ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Công nghệ thông tin còn cho biết Bộ này cũng đang lên kế hoạch triển khai đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học lên Cổng dịch vụ công quốc gia từ năm 2021.
![]() |
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng. |
4 trường ĐH thí điểm thanh toán học phí trực tuyến
Tại cuộc làm việc, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đánh giá trong năm 2020, Bộ GD-ĐT đã có nhiều công tác nổi bật, nỗ lực thực hiện phương thức học trực tuyến và bảo đảm chất lượng học tập; công tác cải cách hành chính đã xóa bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, trực tiếp có lợi cho học sinh và phụ huynh.
Song, còn tồn tại một số vấn đề trong xây dựng Chính phủ điện tử, việc cung cấp dịch vụ công của Bộ còn hạn chế, thủ tục thanh toán trực tuyến học phí để hạn chế tối đa việc đi lại chưa được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia... Ông Liêm đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp tục cải cách, đẩy mạnh thanh toán trực tuyến, bởi việc này sẽ góp phần giám sát thu, chi hiệu quả.
Về thanh toán học phí trực tuyến, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hà Anh Tuấn cho rằng nếu làm theo phương thức "5 trường 5 cách” thì không thể thực hiện được mà cần một “bài toán mẫu”. Ông Tuấn cho rằng Văn phòng Chính phủ, Bộ TT&TT và các cơ quan liên quan cần xây dựng bài toán mẫu chung cho thanh toán trực tuyến học phí, đây là cả một vấn đề nhưng cần đi từng bước.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ báo cáo tại buổi làm việc |
Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính và xây dựng Chính phủ điện tử, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT cần quan tâm đến một số vấn đề.
Thứ nhất là cấp chứng thư số, chữ ký số từ gửi văn bản của Bộ đến các Sở GD-ĐT, các trường ĐH để gửi nhận văn bản điện tử 2 chiều. Thứ hai là đề nghị Bộ quan tâm hơn đến các dịch vụ công, đề nghị tiếp cận theo hướng công nghệ thông tin là công cụ, phương tiện để cải cách thủ tục hành chính.
Thứ 3, đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ định một số trường ĐH để thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Văn phòng Chính phủ sẽ phối hợp trong các công tác này, từ các trường được thí điểm triển khai nhân rộng toàn ngành.
Ngay tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã cử 4 trường đại học gồm: Trường ĐH Luật TP.HCM; ĐH Vinh; Trường ĐH Ngoại Thương và Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội thực hiện thí điểm gửi nhận văn bản điện tử, thanh toán học phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
Thanh Hùng
Liên quan đến vụ nữ sinh nghi tự tử, Bộ GD-ĐT yêu cầu Sở GD-ĐT An Giang và Trường THPT Vĩnh Xương giải quyết sự việc một cách thấu đáo, đúng pháp luật và tổ chức động viên để học sinh trở lại học tập bình thường.
" alt=""/>Đăng ký thi tốt nghiệp THPT trên Cổng dịch vụ công quốc gia từ 2021